NHỮNG HI SINH THẦM LẶNG CỦA NHÂN VIÊN BẢO VỆ

Khi nhắc đến hai chữ “hy sinh” chúng ta thường nghĩ đến sự hy sinh cả các chiến sĩ công an, quân nhân, lực lượng vũ trang nhân dân… Mà ít ai nghĩ đến những anh nhân viên bảo vệ, cũng đang ngày đêm thực hiện công việc giám sát, bảo vệ an ninh của các cửa hàng, xí nghiệp, nhà máy, các khu dân cư … để đem lại sự an toàn về tài sản cũng như giấc ngủ ngon cho khách hàng, các doanh nghiệp… Những khó khăn của nghề bảo vệ cũng gian nan, và nguy hiểm chẳng kém gì so với những khó khăn của những chiến sĩ công an, quân đội, ngày lẫn đêm đều phải đảm bảo an toàn cho các tài sản của khách hàng. Một xã hội ngày càng phát triển thì cũng dẫn đến những nhu cầu cao hơn từ khách hàng, nhưng đặc biệt là sự nguy hiểm, rủi ro của nghề bảo vệ cũng tăng lên.
Với nhiều định kiến đã có trước đây của xã hội dành cho nghề bảo vệ, nhiều người chỉ cho rằng đó là một nghề lao động phổ thông, đơn giản, ai làm cũng được, chẳng cần học, chẳng cần bằng cấp. Có người từng nói rằng: “Ôi bảo vệ ấy mà, chỉ có suốt ngày ngồi làm ba cái chuyện đơn giản không à: như quẹt thẻ xe, dắt xe, đi lên đi xuống, chứ có làm gì, ai làm mà chẳng được. Xin thưa, cái hình ảnh quen thuộc đó nó chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm, mà có bước chân vào trong nghề bảo vệ chuyên nghiệp chúng ta mới có thể thấy được hết cái phần chìm của tảng băng là lớn đến thế nào.
Mỗi ngành nghề đều có những khó khăn riêng, chẳng nghề nào giống nghề nào. Với nghề bảo vệ, là một nghề có đặc thù công việc thường xuyên phải đối mặt với hiểm nguy, rủi ro, thường xuyên phải làm việc trong những môi trường khắc nghiệt như nắng, bụi, nhìn các anh bảo vệ giữa trưa nắng đứng nắng dắt xe, kiểm tra xe, hướng dẫn khách hàng có ai thông cảm cho họ? ở bất cứ đâu, ở bất cứ nơi nào cũng có mặt của lực lượng bảo vệ. Làm việc thầm lặng, không kể đêm ngày vì mục tiêu bảo đảm an toàn cho khách hàng, an toàn cho tài sản của khách hàng. Khi nhận được lệnh điều động, khi có yêu cầu của khách hàng, ban đêm cũng phải bật dậy để làm việc. Trong lúc mọi người có thể chìm trong giấc ngủ, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc thì chính lúc đó lại là giờ làm việc của những nhân viên bảo vệ thức làm việc và hoàn thành nhiệm vụ của mình, giám sát theo các yêu cầu được giao. Nhân viên bảo vệ làm việc ban ngày phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt như: hoạt động ngoài trời cả ngày dù nắng hay mưa, di chuyển liên tục theo những nhiệm vụ áp tải hàng hoá… Đòi hỏi họ phải chuẩn bị cho mình một sức khoẻ thật tốt, và sự trách nhiệm đủ đầy thì mới có thể chịu được áp lực công việc như vậy. Đó chỉ là một phần nhỏ thôi trong công việc bảo vệ.
Vào những ngày lễ tết, khi mọi người sum vầy bên gia đình, thì các anh, những nhân viên bảo vệ lại phải xa gia đình, tập trung bảo vệ phục vụ cho khách hàng. Với các anh chẳng có ngày lễ, ngày tết. Vất vả như vậy mà lắm lúc gặp phải những trường hợp khiến cho những người không biết lại hiểu lầm về nhân viên bảo vệ.
Khó khăn, gian khổ và hy sinh là những nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ trong đêm, dù trời nắng hay trời mưa, dù thời tiết nóng bức hay lạnh cắt da cắt thịt họ vẫn phải tận tuỵ với công việc. Thức suốt đêm dài để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Hơn thế nữa là bọn tội phạm thường xuyên hoạt động vào ban đêm cũng khiến cho mức độ đối mặt với nguy hiểm tăng lên. Sự liều lĩnh, tinh vi của bọn tội phạm ngày càng tăng thì sự nguy hiểm, rủi ro với các anh lại càng nhiều. Phấn đấu, chăm chỉ, hy sinh để bảo vệ sự an toàn tài sản của khách hàng cũng chỉ với mong muốn có thu nhập để chăm lo cho gia đình của mình. Nhưng chỉ cần một chút mất tập trung, không cảnh giác thì hậu quả các anh phải chịu không phải là nhỏ. Nguy hiểm hơn nếu như gặp phải các đối tượng manh động, hung hăng thì tính mạng của các anh cũng bị uy hiếp. Những đóng góp những hi sinh thầm lặng của nhân viên bảo vệ chưa được ghi nhận chính xác, những hi sinh đóng góp của họ cũng góp phần vào đảm bảo an ninh cho toàn xã hội.
Nhân viên bảo vệ phải rèn luyện kỹ năng cho bản thân mình như những người lính trên mặt trận. Nhân viên bảo vệ rèn luyện những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm về tâm lý tội phạm, kinh nghiệm về khả năng quan sát, kinh nghiệm về cách giải quyết các tình huống bất ngờ. Và trên hết, là phải có tâm huyết với nghề, phải yêu nghề. Khi có những cái đó rồi thì người bảo vệ sẽ làm việc bằng tinh thần hăng say giải quyết tốt mọi công việc được giao.
Ngày nay, lực lượng nhân viên an ninh, bảo vệ còn nhiều hơn lực lượng công an, cảnh sát. Cho thấy vai trò của nhân viên bảo vệ ngày càng lớn khi xã hội không ngừng phát triển và tình hình tội phạm không ngừng gia tăng theo từng năm.
Khó khăn của nghề bảo vệ là như vậy, âm thầm, lặng lẽ, sự đóng góp, hi sinh của họ đảm bảo an toàn cho người và tài sản của khách hàng và xã hội. Họ chỉ mong nhận được sự thông cảm, chia sẻ và bỏ đi cái thành kiến không mấy trân trọng về “NGHỀ BẢO VỆ” của mọi người để các anh có thêm niềm vui, và lòng hăng say với công việc. Đảm bảo tốt an toàn cho tài sản cũng như các yêu cầu từ phía khách hàng, mang lại niềm vui cho khách hàng và sự an toàn cho xã hội